Thời gian qua, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn về tài sản, với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, lừa đảo từ người trẻ đến người già, từ người lao động đến trí thức, doanh nhân. Các đối tượng lừa đảo thường áp dụng các thủ đoạn tác động tâm lý để tiếp cận nạn nhân như: Tự nhận/giả mạo là cơ quan công quyền (công an, viện kiểm sát, cán bộ đang làm việc tại các Bộ/Ngành...), đơn vị cung cấp dịch vụ, các tổ chức tài chính ngân hàng, gia đình bạn bè,... để đánh vào nỗi sợ hãi, lòng tham, tình cảm, chủ quan...để lừa đảo chiếm đoạt tiền của nạn nhân.

Để phòng ngừa, Công an xã Nam Sách đề nghị người dân khi sử dụng điện thoại, máy tính, mạng xã hội phải thật cảnh giác và thực hiện tốt khẩu hiệu: “5 KHÔNG - 2 PHẢI”
Không nghe (điện thoại từ số lạ chào mời vào các nhóm trên mạng, rủ đầu tư… hoặc những lời cáo buộc, đe dọa nạt lên quan vụ án, , vụ việc).
Không nói ( mật mã OTP, mật khẩu, tài khoản ngân hàng, thông tin cá nhân cho người lạ).
Không tham (các món quà miễn phí, lời chào việc nhẹ lương cao, đầu tư lợi nhuận cao, vay vốn lãi suất thấp trên mạng…).
Không sợ hãi ( trước lời đe dọa liên quan đến vụ án của người tự xưng là Công an, Tòa án, Viện kiểm sát; cảnh giác trước thông tin báo người nhà gặp nạn…)
Không làm theo yêu cầu của người lạ (không cài đặt ứng dụng hoặc mở tệp đính kèm theo hướng dẫn của người lạ qua điện thoại, dù là ứng dụng thuế, VneID, truy cập, đăng nhập vào các đường dẫn, liên kết, website, đến từ người gửi không xác định, không rõ nguồn gốc…không chuyển khoản khi chưa rõ thông tin; không kết bạn với người lạ trên mạng xã hội) .
" 2 PHẢI": Phải thường xuyên cảnh giác - Phải liên hệ với Công an khi có nghi ngờ.
1. Phải thường xuyên cảnh giác, chủ động bảo mật thông tin cá nhân, đặc biệt là thông tin: thông tin thẻ CCCD; thông tin tài khoản ngân hàng; thông tin tài khoản mạng xã hội.
2. Phải tố giác ngay với công an khi có nghi ngờ. Khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn hoặc các nội dung nghi ngờ là hoạt động lừa đảo hoặc không có cơ sở khẳng định nội dung thì các cá nhân phải báo ngay cho cơ quan chức năng để được hướng dẫn xử lý.
Ngoài ra, điều quan trọng nhất là người dân cần thường xuyên cập nhật các phương thức, thủ đoạn của tội pham công nghệ cao được đăng tải trên các cơ quan báo chí truyền thông chính thống, các trang thông tin điện tử chính thống của Cơ quan công an…Và một điều cũng rất cần thiết, đó là mỗi người dân cùng chung tay phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng bằng cách nhanh chóng liên hệ với cơ quan chức năng khi gặp lừa đảo trực tuyến, giúp lực lượng chức năng dễ dàng, nhanh chóng phát hiện các thủ đoạn lừa đảo, đồng thời kịp thời phát đi các thông tin cảnh báo, ngăn chặn, giảm thiểu lừa đảo trực tuyến, giúp xây dựng một không gian mạng an toàn.
Kỹ năng bảo vệ: Chậm lại - Kiểm tra - Dừng lại.
Hãy chậm lại: Nhưng đối tượng lừa đảo thường tạo ra cảm giác cấp bách để chúng có thể vượt qua khả năng nhận định của bạn. Những cuộc gọi, tin nhắn … thúc giục phải hành đông nhanh như: thời gian khuyến mãi đã hết; nếu không chuyển tiền bây giờ bạn và người thân phải thực hiện các thủ tục tố tụng … trong tình hướng này, bạn hãy dành thời gian suy nghĩ và đặt câu hỏi tìm hiểu kỹ nội dung, thông tin để tránh bị dồn vào tình huống xấu.
Kiểm tra tại chỗ: Tìm hiểu thêm để xác thực thông tin bạn đang nhận được, nếu bạn nhận được một cuộc gọi không móng muốn, hãy tra cứu số ngân hàng, cơ quan hoặc tổ chức đang gọi đến và liên hệ lại trực tiếp.
Dừng lại! Không gửi: Không một cá nhân hoặc cơ quan nào yêu cầu thanh toán ngay tại chỗ. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy giao dịch không đáng tin, hãy dừng lại vì có thể đây là dấu hiệu lừa đảo.
Công an xã Nam Sách